Chuyển đến nội dung chính

Cách xem bảng chứng khoán

Hiện nay, Việt Nam mình đang có 2 Sở giao dịch Chứng khoán là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Sở GDCK Tp. HCM) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) chia nhau quản lý 3 sàn giao dịch Chứng khoán là: HOSE, HNX và UPCoM. Trong đó Sở GDCK TP. HCM quản lý sàn HOSE, còn Sở GDCK Hà Nội quản lý sàn HNX và UPCoM. Theo thứ tự thì sàn HOSE là sàn chuẩn nhất Việt Nam, còn sàn HNX và UPCoM thì quy mô và tính minh bạch thấp hơn nên ít người giao dịch hơn. Theo thống kê tại Phiên giao dịch ngày 26/05/2017 thì: HOSE có giá trị giao dịch 4.460 tỷ đồng, sàn HNX có giá trị giao dịch 569 tỷ đồng và UPCoM chỉ có 182 tỷ đồng.

Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán của Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS) với thông số tại 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM. Dữ liệu gốc được truyền từ 2 Sở Giao dịch Chứng khoán (Link gốc ảnh)

Như trong hình ở trên (Xem thêm Link gốc ảnh để rõ hơn) thì có thể thấy sàn HOSE luôn có giá trị vượt trội so với 2 sàn còn lại. Nguyên nhân chính là ở đây tập hợp các Công ty lớn hàng đầu như: VNM (Vinamilk), VIC (VinGroup), VCB (Vietcombank), BID (BIDV), CTG (Vietinbank), SAB (Sabeco), HPG (Hòa Phát), MWG (Thế giới Di động), FPT (FPT), … Như vậy, mình cũng tập trung giải thích chính ở sàn HOSE này, còn 2 sàn HNX và UPCoM sẽ thỉnh thoảng nói qua chút khi có những khác biệt so với sàn chính HOSE kia. Chia sẻ thêm là cá nhân mình vài năm qua mình vốn 80% tập trung ở sàn HOSE, còn 20% ở sàn HNX (UPCoM mình không tham gia vì minh bạch yếu quá, không an toàn).

—————————————————————

Nên xem Bảng giá Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?

– Hiện nay Dữ liệu gốc sẽ do 2 Sở GDCK Tp. HCM (Viết tắt là HOSE, trùng tên sàn) và Sở GDCK Hà Nội (Viết tắt là HNX, trùng tên sàn) cung cấp. Sau đó các đơn vị trung gian là 80 Công ty Chứng khoán, các Báo tài chính CafeF, Vietstock, … sẽ mua lại các dữ liệu dạng “Text”, sau đó sẽ thiết kế Bảng giá Chứng khoán cho riêng mình và “Show” nó lên cho các nhà đầu tư, các khách hàng của mình xem và có thêm các tiện ích miễn phí đủ mạnh ở đây là Bảng giá tốt (Nhanh, dễ nhìn, nhiều tính năng, …). Vậy có quá nhiều đơn vị cung cấp như thế thì nên xem Bảng giá Chứng khoán của Đơn vị nào thiết kế tốt nhất???

Trong ảnh: 5 kết quả hàng đầu về từ khóa “Bảng giá Chứng khoán” do Google trả lại. Việc tìm kiếm được mình thực hiện dưới dạng Cửa sổ ẩn để tránh cá nhân hóa kết quả tìm kiếm (Link gốc ảnh)

Như trong hình trên, mình thực hiện Google Tìm kiếm dưới dạng Cửa số ẩn cụm từ “Bảng giá Chứng khoán” thì kết quả trả về là như vậy. Mặc dù Google đôi khi không phải là đúng nhất nhưng cũng là 1 kết quả tham khảo tương đối tin cậy. Các kết quả lần lượt gồm có: Bảng giá Chứng khoán SSIBảng giá Chứng khoán SBSCBảng giá Chứng khoán VnDirectBảng giá Chứng khoán VietStockBảng giá Chứng khoán FPTSBảng giá Chứng khoán CafeFBảng giá Chứng khoán TVSIBảng giá Chứng khoán VietinbankScBảng giá Chứng khoán Rồng Việt và Bảng giá Chứng khoán VCBS. Như vậy về cơ bản thì bạn cũng nên theo dõi tham khảo 1 trong số 10 Bảng giá đó là ok. Vì đã được kiểm chứng lượng người xem hàng ngày.

Chia sẻ Thêm và Cập nhật mới: trước đây Mỗi khi dùng Laptop thì mình dùng Bảng giá Chứng khoán FPTS, còn khi dùng Mobile hay Máy tính bảng thì mình dùng Bảng giá Chứng khoán CafeF. Trong phần chính của Bài viết này mình vẫn tiếp tục dùng các Ảnh chụp của 2 loại Bảng giá này cho các Ví dụ minh họa. Tuy nhiên gần đây bên FPTS thì do họ mới thay đổi Chính sách chỉ cho Khách của họ vào mới vào xem Link Bảng giá Chứng khoán của họ (Các bên khác đều cho Xem Miễn phí) và CafeF thì vẫn đang trong quá trình nâng cấp Bảng giá Chứng khoán. Không làm mất tính Tổng quát của Vấn đề, các bạn có xem ở Bảng giá Chứng khoán phổ biến khác để tiếp tục đối chiếu với Bài viết này là: Bảng giá Chứng khoán SBSC và Bảng giá Chứng khoán VnDirect  /  Bảng giá Chứng khoán VnDirect (Link phụ).

Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán SBS khi bắt đầu vào lần đầu tiên. Bạn có thể thấy rất nhiều thứ (Link gốc ảnh)

Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán VnDirect khi bắt đầu vào lần đầu tiên. Bạn có thể thấy phức tạp hơn Bảng SBS chút (Link gốc ảnh)

Nhận xét