1. Thị trường Chứng khoán sơ cấp và Thị trường Chứng khoán thứ cấp
Thị trường Chứng khoán sơ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được phát hành lần đầu tiên cho các nhà đầu tư, và vì là lần đầu tiên nên vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang cho Tổ chức Phát hành (Thay vì sang cho nhà đầu tư khác như bên thứ cấp). Nên bản chất của hoạt động này chính là tăng vốn điều lệ trên Thị trường Chứng khoán. Phương thức phát hành của thị trường này là Phát hành riêng lẻ và Phát hành ra công chúng.
Thị trường Chứng khoán thứ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được mua đi bán lại với nhau giữa các nhà đầu tư sau khi đã được phát hành lần đầu ở Thị trường Chứng khoán sơ cấp. Điều này làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư và do đó Vốn điều lệ của Tổ chức Phát hành hoàn toàn không hề thay đổi gì trong quá trình này. Mục tiêu cao nhất của thị trường này là tạo tính thanh khoản, để khi một nhà đầu tư A cần tiền họ đang sở hữu 1 loại cổ phiếu thì có thể bán ngay lập tức để đổi ra tiền mặt cho một nhà đầu tư B khác đang có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời loại cổ phiếu đó, chính tính thanh khoản này sẽ giúp cho Tổ chức Phát hành trên Thị trường Chứng khoán sơ cấp khi cần vốn cho các dự án kế hoạch kinh doanh của mình có thể tăng vốn điều lệ mở rộng sản xuất kinh doanh.
2. Ngày giao dịch, Ngày Thanh toán, Ngày T và Ngày T+2 trong chứng khoán
- Ngày T, T+1, T+2, T+3: trong giao dịch chứng khoán, khi bạn giao dịch mua bán thành công thì có nghĩa là bạn đã chốt giá, và ngày đó tính theo mốc thời gian được gọi là ngày T, tiếp sau đó 01 ngày làm việc được gọi là T+1, tiếp sau đó thêm 01 ngày làm việc nữa được gọi là T+2 và thêm 01 ngày sau đó nữa là ngày T+3.
- Ngày Giao dịch: là ngày mà bạn quyết định mua/ bán cổ phiếu và đã mua/ bán thành công trên thị trường
- Ngày Thanh toán: là ngày mà tại đó cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng giữa người mua và bán, theo quy định mới nhất thì từ 01/01/2016, ngày thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2 tức là sau giờ giao dịch hàng ngày kết thúc vào lúc 14h45.
3. Chứng khoán chưa Lưu ký và Chứng khoán đã Lưu ký
Chứng khoán chưa lưu ký được hiểu là loại chứng khoán vẫn đang tồn tại dưới dạng sổ cổ đông/ Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Nếu đó là các Công ty Cổ phần chưa phải Đại chúng hoặc đã là Đại chúng nhưng chưa đăng ký lưu ký với Trung tâm lưu ký Chứng khoán VN thì vẫn giao dịch mua bán được, mọi quyền lợi như cổ tức tiền mặt, đại hội cổ đông sẽ được thực hiện qua Công ty cổ phần đó hết. Còn ngược lại nếu đó là các Công ty Đại chúng đã đăng ký lưu ký với Trung tâm và cũng đã có mã chứng khoán thì nếu cầm sổ cổ đông như vậy chắc chắn là không mua bán được. Khi đó muốn bán được sổ cổ phiếu đó, bạn cần phải mở tài khoản tại một Công ty Chứng khoán, gửi sổ cổ đông cho Công ty Chứng khoán đó (Trước khi Công ty Chứng khoán đó gửi cho Trung tâm Lưu ký) để lưu ký số cổ phiếu đó lên sàn và chuyển sang trạng thái Chứng khoán đã Lưu ký rồi mới bán được trên sàn như bình thường chúng ta vẫn thấy hàng ngày.
4. Giá Tham chiếu và Cách tính
Trên sàn UPCoM, Giá bình quân gia quyền hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai hay Giá tham chiếu của hôm nay chính bình quân gia quyền toàn bộ giao dịch Phiên hôm qua.
Trong một số trường hợp Đặc biệt, Giá tham chiếu không theo Quy tắc trên, Giá tham chiếu thường bị tụt rất sâu so với Giá Đóng cửa (HOSE / HNX) hoặc Giá Trung bình (UPCoM). Khi đó là trường hợp Đặc biệt và Giá tham chiếu có thể bị Điều chỉnh bởi việc Cổ tức Tiền mặt, Cổ tức Cổ phiếu hay Quyền mua của Công ty Niêm yết đó. (Ngày giao dịch không hưởng quyền”
5. Vốn hóa Thị trường và Cổ phiếu Blue-Chip, Penny, MidCap
Vốn hóa Thị trường được ứng dụng trong rất nhiều vấn đề, đáng kể nhất là trong việc đánh giá Quy mô của 1 Công ty. Ngoài ra Vốn hóa Thị trường cũng được ứng dụng mạnh mẽ trong việc Định giá Doanh nghiệp bằng cách so sánh Vốn hóa Thị trường với Lợi nhuận Doanh nghiệp đó đang làm ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét